Tóm tắt mùa bão Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2020

Thang bão Nhật Bản (JMA)

Thang bão Saffir-Simpson

1 – Trên khu vực TBTBD

Sau bốn tháng yên ắng từ tháng 1 đến tháng 4, mùa bão năm 2020 bắt đầu vào ngày 08 tháng 5 (muộn thứ sáu trong lịch sử) khi bão Vongfong hình thành và đổ bộ vào Philippines đúng lúc đại dịch Covid-19 hoành hành ở đây. Sau đó là Nuri tác động đến Philippines và Trung Quốc. Tháng 7 năm 2020 là lần đầu tiên Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp - Hải quân Hoa Kỳ không ghi nhận bất kỳ xoáy thuận nhiệt đới nào trong tháng 7. Đầu tháng 8, bão Sinlaku hình thành trên biển Đông và đổ bộ Ninh Bình - Thanh Hóa, tác động đến Việt Nam, Lào và Thái Lan. Mùa bão 2020 cũng chứng kiến số xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào bán đảo Triều Tiên nhiều bất thường với 4 cơn (Jangmi, Bavi, Maysak, Haishen) trong đó có ba cơn có cường độ mạnh, gây thiệt hại nặng nề. Ba cơn bão Hagupit, Mekkhala, Higos đổ bộ vào Trung Quốc. Giữa tháng 9, bão Noul đổ bộ vào Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tác động đến Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia. Cuối tháng 9 đầu tháng 10, bão Dolphin, Kujira, Chan-hom hoạt động ở vùng biển phía Nam Nhật Bản. Trong tháng 10, bão Linfa đổ bộ Quảng Nam - Quảng Ngãi, bão Nangka đổ bộ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa, ATNĐ Ofel đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam, bão Saudel (suy yếu thành vùng thấp trước khi đi vào Hà Tĩnh - Quảng Bình) và bão Molave đổ bộ Quảng Nam - Quảng Ngãi đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại Việt Nam, Campuchia cùng những tác động tại Lào, Thái Lan và Myanmar và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Bão Molave và sau đó là bão Goni đổ bộ vào Philippines gây thiệt hại nghiêm trọng. Bão Goni ngày 31 tháng 10 đã trở thành cơn bão mạnh nhất khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2020, cũng như mạnh nhất thế giới năm 2020 tính đến thời điểm hiện tại. Gần như cùng thời điểm và thời gian hoạt động, nhưng bão Atsani yếu hơn nhiều (do bị Goni khống chế), tác động đến đảo Đài Loan. Hai cơn bão đều tan trên khu vực biển Đông (Goni khi sát vùng biển ven bờ Bình Định - Phú Yên thì yếu thành vùng thấp và chạm bờ là tan nhanh). Ngay sau đó, bão Etau và Vamco tác động đến Philippines và Việt Nam. Bão Etau sau đó đổ bộ vào Phú Yên - Khánh Hòa. Bão Vamco gây thiệt hại nặng tại Philippines, đi vào biển Đông, mạnh lên và sau đó đổ bộ vào đất liền Hà Tĩnh - Quảng Bình. Bão Etau, Vamco đều gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại Việt Nam. Cuối tháng 12, bão Krovanh đổ bộ vào miền Nam Philippines, gây ra một số thiệt hại và sau đó tác động đến Malaysia, miền Nam Thái Lan.

Nhìn chung, mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2020 hoạt động yếu, yếu hơn nhiều so với mùa bão 2020 ở Bắc Đại Tây Dương (năm nay hoạt động mạnh bất thường và đạt kỷ lục của khu vực Bắc Đại Tây Dương). Năn 2020 là lần thứ 3 số bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương ít hơn Bắc Đại Tây Dương (hai lần trước là năm 2005, 2010).

2 – Trên biển Đông và đất liền Việt Nam
Bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông năm 2020
Bão
số
(hoặc
ATNĐ
số)
Tên
quốc tế
Khu vực
đổ bộ
Tâm bão đi quaThời
gian
vào
bờ
Cấp gió
lúc đổ bộ
Cấp bão
mạnh nhất
trên biển
Các khu vực
ảnh hưởng
TỉnhTrạm khí
tượng/thủy
văn gần
bão nhất
1NuriTrung Quốc--14/6Cấp 8Cấp 8Bắc Bộ
2SinlakuBắc Trung BộThanh HóaNghi Sơn02/8Cấp 7Cấp 8Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
3MekkhalaTrung Quốc--11/8Cấp 9-10Cấp 9-10-
4HigosTrung Quốc--19/8Cấp 10Cấp 10Bắc Bộ
5NoulTrung Trung BộThừa Thiên-HuếCầu Truôi
(phía Đông trạm)
18/9Cấp 8-9Cấp 9-10Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
6LinfaTrung Trung BộQuảng NgãiTP. Quảng Ngãi11/10Cấp 8Cấp 8Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
7NangkaBắc BộNinh BìnhNhư Tân14/10Cấp 7Cấp 9Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
ATNĐ 1OfelTrung Trung BộĐà NẵngĐà Nẵng16/10Cấp 6Cấp 6Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
8SaudelBắc Trung Bộ
Yếu thành
vùng thấp
Quảng Bình-26/10< Cấp 6Cấp 12-13Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
9MolaveTrung Trung BộQuảng NgãiTP. Quảng Ngãi28/10Cấp 11-12Cấp 14Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
10GoniNam Trung Bộ
Yếu thành
vùng thấp
Bình Định-06/11< Cấp 6Cấp 17Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
11AtsaniTan trên biển----Cấp 10-
12EtauNam Trung BộKhánh HòaNinh Hòa10/11Cấp 8Cấp 9Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
13VamcoBắc Trung BộQuảng BìnhTân Mỹ15/11Cấp 8Cấp 14Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
14KrovanhTan trên biển----Cấp 8-
Giai đoạn 1 (tháng 6-8; tiền La Nina)

Mùa bão trên biển Đông năm 2020 bắt đầu tương đương TBNN với xoáy thuận đầu tiên là cơn bão số 1 (Nuri) vào ngày 12 tháng 6 và đổ bộ vào Trung Quốc. Sau đó là một tháng rưỡi yên ắng trước khi cơn bão số 2 (Sinlaku) đổ bộ vào đất liền tỉnh Thanh Hoá vào đầu tháng 8, chính thức đánh dấu mùa bão bắt đầu trên đất liền nước ta. Trong tháng 8, bão số 3 (Mekkhala) và 4 (Higos) nối tiếp nhau đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc. Bão số 2 tuy không mạnh và bão số 4 tuy đổ bộ vào Trung Quốc nhưng hoàn lưu của hai cơn bão đã gây ra mưa lớn và úng lụt cục bộ tại các tỉnh thành Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (đặc biệt tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ) trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành đợt 2 tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp và hơn nữa lại là thời điểm diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 nên hai cơn bão cũng gây ra những tổn thất nhất định.

Giai đoạn 2 (từ tháng 9 đến hiện tại - La Nina xuất hiện)

La Nina xuất hiện khiến quỹ đạo bão lệch dần về phía Tây nhiều hơn và các cơn bão có xu hướng tiến về khu vực từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Giữa tháng 9, cơn bão số 5 (Noul) đổ bộ vào Thừa Thiên-Huế gây thiệt hại nặng nề, 705 tỷ đồng. Sang tháng 10, dải hội tụ nhiệt đới vắt qua Trung Trung Bộ đã tạo nên các nhiễu động và hình thành các xoáy thuận nhiệt đới tiến thẳng về nước ta, tập trung ở Trung và Nam Trung Bộ. Ba ngày sau khi một vùng áp thấp vào Phú Yên - Khánh Hoà, đến ngày 10 tháng 10, bão số 6 (Linfa) hình thành và ngày hôm sau đi vào đất liền tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau đó, trên dải hội tụ tiếp tục hình thành thêm một áp thấp nhiệt đới và mạnh lên thành bão số 7 (Nangka) tuy nhiên đây lại là cơn bão trái mùa đổ bộ vào các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ (đi vào địa phận tỉnh Ninh Bình ngày 14 tháng 10). Và gần như ngay lập tức, một áp thấp nhiệt đới khác hình thành trên dải hội tụ và đi vào biển Đông, đổ bộ Đà Nẵng; tiếp đó bão Saudel đi vào biển Đông trở thành bão số 8, nhưng khi tiến gần bờ biển tỉnh Quảng Bình đã suy yếu thành một vùng áp thấp trước khi đi vào và tan dần trên địa phận tỉnh này. Tổ hợp các hình thế trên cùng không khí lạnh đã gây ra đợt mưa rất lớn tại Trung Bộ, kể từ ngày 06/10 cho đến thời điểm hiện tại, trực tiếp gây ra trận lũ lụt lịch sử cho nhiều tỉnh thành, gây thiệt hại nặng nề (riêng bão số 7 gây mưa cho cả Bắc Bộ và làm ngập úng một số địa phương miền Bắc như Nam Định). Cuối tháng 10, cơn bão số 9 (Molave) đi vào biển Đông với cường độ rất mạnh, mạnh cấp 14 giật cấp 17; ngày 28 tháng 10, bão số 9 đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Ngãi, gây mưa lớn, gió mạnh và gió giật từ cấp 6 đến cấp 14 cùng thiệt hại nặng nề cho khắp các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên. Sang tháng 11, bão số 10 (Goni) tuy đã suy yếu thành vùng thấp và tan trên khu vực bờ biển tỉnh Bình Định nhưng vẫn gây mưa lớn ở Trung Bộ, gây lũ và sạt lở cục bộ tại Quảng Nam. Hai cơn bão gây ra mưa lớn và tiếp tục kéo dài đợt mưa lũ từ đầu tháng 10 kể trên. Cơn bão số 11 (Atsani) chỉ tồn tại ở Đông Bắc biển Đông trong chưa đầy 24 giờ là tan. Ngay sau đó, cơn bão số 12 (Etau) hình thành và đổ bộ vào Khánh Hòa; tiếp đó cơn bão số 13 (Vamco) trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2020 trên biển Đông và đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Bình sau khi đi dọc bờ biển từ Quảng Nam đến Quảng Bình. Hai cơn bão đều gây gió mạnh, trút mưa lớn xuống miền Trung, gây thiệt hại nghiêm trọng và tiếp tục kéo dài đợt mưa lũ đã hoành hành suốt từ đầu tháng 10 ở Trung Bộ. Cơn bão số 14 (Krovanh) là cơn bão cuối mùa, tan ở Nam biển Đông.

Khái quát tổng thể

Trên biển Đông mùa bão 2020 hoạt động khá giống năm 1970, 1983, 1990, 1995, 2005. Mặc dù mặt bằng chung mùa bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương hoạt động yếu, song trên biển Đông và đất liền Việt Nam, mùa bão lại hoạt động mạnh và thậm chí là mạnh hơn trung bình nhiều năm, với số bão trên biển Đông là 14/23 cơn (tỷ lệ 60,9%), cao nhất kể từ khi có số liệu quan trắc. Bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta năm 2020:

  • Xuất hiện rải đều các tháng trong năm (từ 6 đến 12), tăng dần đến đạt cực đại vào tháng 10 (4 bão, 1 áp thấp nhiệt đới) và 11 (4 bão), giảm dần về cuối năm.
  • Các cơn bão có quỹ đạo chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc.
  • Khi đổ bộ nước ta, bão tập trung chính ở hai khu vực, từ Nam Định đến Thanh Hóa và từ Quảng Bình đến Khánh Hoà.
  • Bão và ATNĐ năm 2020 chia làm 3 chùm chính: chùm thứ nhất là các cơn bão đổ bộ vào các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá (bão số 2, 7); chùm thứ hai là các cơn bão đổ bộ vào (hoặc yếu thành vùng thấp khi tiến sát ven bờ) các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà, tập trung nhiều bão và ATNĐ nhất (một vùng thấp, một ATNĐ, bão số 5, 6, 8, 9, 10, 12, 13). Chùm bão còn lại (thứ ba) là các cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc hoặc tan ở Biển Đông (bão số 1, 3, 4, 11, 14).
Thống kê thiệt hại do mưa, bão, lũ ở nước ta năm 2020Tính đến ngày 21/12/2020, thiên tai đã làm:
  • Về người: 357 người chết, mất tích (291 người chết, 66 người mất tích, trong đó: bão 25; lũ 108; sạt lở đất 132; lốc sét, mưa đá 54; thiên tai khác 38) và 876 người bị thương;
  • Về nhà ở: 3.429 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 511.172 lượt nhà bị ngập.
  • Về nông nghiệp: 144 nghìn ha lúa và 54 nghìn ha hoa màu bị thiệt hại; 51.923 con gia súc và 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi.
  • Về thủy lợi: 787km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 272,5km bờ biển, sông bị sạt lở.
  • Về giao thông: 1.190km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 4,1 triệu mét khối.
  • Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 37.400 tỷ đồng.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2020 http://tcdata.typhoon.gov.cn/en/ http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://www.prh.noaa.gov/guam/cyclone.php http://www.hko.gov.hk/informtc/tcMain.htm http://meteo.bmkg.go.id/siklon http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/ http://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-h... http://web.kma.go.kr/eng/weather/typoon/typhoon_5d... http://www.metoc.navy.mil/jtwc/ http://www.met.gov.my/index.php?option=com_content...